phát triển tính tự chủ ở trẻ em

ĐỘC LẬP

Khi trẻ lớn lên, não của chúng không ngừng phát triển, tiếp nhận các thông tin giống như một miếng bọt biển. Tuy nhiên, khác với người lớn, trẻ vốn đã thiếu một số khả năng về tinh thần và thể chất, do đó chúng chưa thể tự lập. Việc phát triển tính tự chủ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, bao gồm cả việc giúp trẻ tự tin hơn để thực hiện và vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Điều này mang lại ý nghĩa cho cuộc sống hàng ngày của chúng và khuyến khích trẻ sống trọn vẹn hơn!

“Tính tự chủ” ở trẻ có nghĩa là gì?

Tính tự chủ theo nghĩa đen trong Từ điển, được hiểu là “thoát khỏi sự kiểm soát hoặc ảnh hưởng từ bên ngoài; độc lập”. Đối với trẻ em nhỏ, tính tự chủ được hiểu là khả năng một đứa trẻ hành động theo ý mình và làm các công việc một cách độc lập mà không cần sự hỗ trợ của người lớn.

LỢI ÍCH CỦA TÍNH TỰ CHỦ

Là cha mẹ, chúng ta vốn luôn cảm thấy muốn bảo vệ con quá mức vì chúng ta không muốn trẻ bị tổn thương hoặc đau đớn. Tuy nhiên, điều quan trọng là không được cản trở việc khám phá của con bằng việc bảo vệ quá mức, vì điều này có thể gây trở ngại cho việc xây dựng sự tự tin của trẻ và biến chúng thành những đứa trẻ luôn sợ sệt và nhút nhát. Mặc dù chúng ta có ý tốt đối với con, nhưng chúng ta cần phải ý thức được rằng hành động của mình có thể ảnh hưởng đến tính cách của trẻ trong quá trình trưởng thành của chúng.

LÒNG TỰ TRỌNG

Tính tự chủ giúp trẻ có thể đối mặt và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và vượt qua chúng một cách “an toàn” bằng việc học cách đương đầu với thất bại. Từ đó, trẻ phát triển tính tự tin, tự trọng và cảm thấy có nhiều khả năng hơn để đưa ra những lựa chọn sáng suốt cho riêng mình. Bên cạnh đó, trẻ còn được học về các giá trị gia đình, chuẩn mực xã hội và các kỹ năng cần thiết trên con đường trưởng thành!

CÁCH THÚC ĐẨY TÍNH TỰ CHỦ CỦA TRẺ

Học cách trở nên tự chủ một cách tự nhiên, trẻ em sẽ học được cách ngày càng tự lập nhờ vào các kỹ năng mới. Dần dần, khi đứa trẻ lớn lên, bạn có thể nhận thấy những nỗ lực của chúng ở nhà thông qua những ví dụ rất đơn giản như tự đi giày, ăn uống và mặc quần áo. Chúng tôi khuyến khích những việc làm thể hiện sự tự chủ giúp phát triển tính tự lập khi chuyển từ giai đoạn sơ sinh sang trẻ nhỏ, cụ thể:

« LÀM MỘT MÌNH »

Trẻ sơ sinh (0-1 tuổi)
Ở độ tuổi này, trẻ không có khả năng thực hiện nhiều việc để đáp ứng nhu cầu và đưa ra quyết định của mình. Tuy nhiên, chúng ta có thể khuyến khích trẻ “tham gia” vào các công việc đơn giản như đứng yên khi thay tã và không chú ý đến đồ chơi.

Trẻ nhỏ (1-3 tuổi)
Ở trẻ nhỏ, nói đến tính tự chủ là nhắc đến “khả năng tự đáp ứng nhu cầu” của chúng, nghĩa là những hành động giúp trẻ có thể tự chăm sóc bản thân mình. Ở độ tuổi này, nó chủ yếu liên quan đến tính tự chủ về vận động: đi lại, mặc quần áo, ăn uống, tắm rửa. Vì vậy, đối với trẻ em, chúng có khả năng “làm một mình” các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày, tích cực tự làm những việc nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Ngoài những hành vi này, tính tự chủ còn được thể hiện ở mức độ tâm lý: biết chơi, thậm chí là ngủ một mình.

Giai đoạn từ 18 đến 36 tháng tuổi là giai đoạn mấu chốt trong việc phát triển tính tự chủ và lòng tự trọng. Chính ở độ tuổi này, trẻ em bắt đầu muốn tự làm mọi việc. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, đôi khi trẻ hơi vụng về, mất nhiều thời gian để hoàn thành công việc và mắc lỗi, ví dụ như đi giày trái… Đó chính là những lúc trẻ cần sự động viên của người lớn nhất, để cảm thấy mọi người tin tưởng mình và trở nên tự tin hơn. Việc này giúp nâng cao lòng tự trọng của trẻ và khuyến khích chúng kiên trì cho đến khi hoàn thành được việc đó!

Trẻ có thể bắt đầu với những việc đơn giản như cất đồ chơi vào đúng hộp. Khi một đứa trẻ có thể gặp một tình huống rủi ro, thay vì nói “Đừng đi vào đó, rất nguy hiểm!” hay “Cẩn thận, nếu không con sẽ bị ngã!”, thì hãy nói: “Hãy đi đi nhưng con hãy cẩn thận, sàn nhà rất trơn.” Những lời này khuyến khích trẻ đương đầu với nỗi sợ của mình bằng cách đưa vào những khái niệm về sự an toàn. Thời điểm thích hợp để khích lệ trẻ là sau khi chúng mắc lỗi. Là cha mẹ, bạn cần làm mẫu cho con: bạn có thể chỉ cho con cách làm những việc mà con mong muốn. Maria Montessori đã từng nói “Hãy giúp tôi làm một mình” – có nghĩa là một đứa trẻ phải thực hiện công việc “với người lớn” trước khi chúng có thể tự làm.

Trẻ ở độ tuổi trước khi đi học (3-6 tuổi)
Những đứa trẻ ở độ tuổi này có thể đưa ra các lựa chọn chính xác! Hãy đồng hành cùng trẻ trong những lựa chọn này, ví dụ như “mặc áo sơ mi màu đỏ hay xanh?” Hãy khuyến khích chúng thử làm những việc ngày càng phức tạp hơn như tự đi giày. Bạn cũng có thể khuyến khích trẻ thử những việc mà chúng chưa từng làm trước đây.

 

RÈN LUYỆN TÍNH TỰ CHỦ TẠI LPE HCM

Tại La Petite École Hồ Chí Minh, tính tự chủ được phát triển ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi cùng với sự hỗ trợ của các giáo viên tại nhà trẻ và mẫu giáo trong việc thực hiện các công việc ngày càng phức tạp. Những đứa trẻ được rèn luyện tính tự lập ở trường từ lúc đến trường cho đến khi kết thúc ngày học. Khi đến trường vào buổi sáng, trẻ ở độ tuổi trước khi đi học của chúng tôi sẽ để ba lô, chai nước, hộp đồ ăn nhẹ và áo khoác của mình vào các giỏ có dán ảnh tương ứng với từng đồ vật - các nhãn dán giúp trẻ xác định đúng giỏ để cất đồ dùng cá nhân của mình.

TRỢ GIẢNG

Các trợ giảng sẽ hỗ trợ các em nhỏ trong việc này, từ đó dần hình thành thói quen cho trẻ. Với thói quen vào buổi sáng này, cuối cùng trẻ cũng có thể tự mình làm những việc này và ngày càng làm tốt hơn khi chúng lớn lên.

CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY

Tính tự chủ cũng được rèn luyện tại lớp và trong các công việc hàng ngày. Ở nhà trẻ, các bé được khuyến khích bắt chước theo giáo viên khi họ cất đồ chơi. Giáo viên cũng sẽ diễn đạt bằng lời những gì họ làm và khiến trẻ làm theo các hành động của mình một cách tự nhiên. Tuy nhiên, đối với những trẻ không làm theo, các giáo viên sẽ khích lệ trẻ tham gia bằng cách tạo ra thêm những trò chơi khác. Ở lớp mầm, nhiệm vụ luân phiên nhằm giữ cho các khu vui chơi tự do sạch sẽ và ngăn nắp được phân công cho 2 bé.

THÓI QUEN

Trước và sau các bữa ăn và trong giờ đi vệ sinh, giáo viên sẽ đưa tất cả các bé đến bồn rửa để rửa tay. Những tấm áp phích phía trên bồn rửa tay hướng dẫn và nhắc nhở các bước rửa tay hiệu quả, để trẻ có thói quen này khi lớn lên. Việc lắp đặt được thiết kế ở tầm cao vừa đủ để trẻ có thể dễ dàng tiếp cận.

Khi chuẩn bị đồ đạc để trở về nhà vào cuối ngày, những đứa trẻ có thêm một cơ hội để rèn luyện tính tự lập bằng cách tự đi giày.

Lưu ý:

  • Hãy cho phép trẻ mắc lỗi. Đừng đặt kỳ vọng vào trẻ và cũng đừng mong trẻ thành công ngay từ những lần thử đầu tiên. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo đưa ra những lựa chọn thực tế.
  • Nếu làm không thành công, hãy khuyến khích trẻ kiên trì.
  • Hãy đảm bảo việc ra quyết định và việc làm phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
  • Đừng kìm hãm trẻ mà hãy hỗ trợ bằng cách công nhận và tôn trọng những nỗ lực của chúng.
  • Hãy nhớ giải thích mục đích của từng việc để trẻ hiểu những gì mọi người mong đợi ở mình và lý do tại sao cần làm việc đó.

Nguồn:

La Petite Ecole Ho Chi Minh - French International school
HCM Autonomy 2
La Petite Ecole Ho Chi Minh - French International school
La Petite Ecole Ho Chi Minh - French International school