trò chơi mô phỏng hoặc tượng trưng
TRÒ CHƠI TƯỢNG TRƯNG LÀ GÌ?
Từ 2 đến 3 tuổi: trẻ em sẽ bắt chước những gì chúng nhìn thấy
Trẻ từ 2 tuổi có thể chơi các trò chơi bắt chước, nhập vai hoặc thậm trí là mô phỏng. Những trò chơi này sẽ lặp lại những gì trẻ đã nhìn và nghe thấy. Chủ yếu trẻ thường bắt chước các cử chỉ hàng ngày. Chúng giả vờ cho búp bê uống nước, thay gấu bông, gọi điện thoại… Những đứa trẻ của chúng ta sẽ bắt chước bố hoặc mẹ vì bố mẹ là hình mẫu đầu tiên mà chúng noi theo. Ở độ tuổi này, chúng luôn bắt chước theo bố mẹ, không phân biệt cùng giới hay khác giới. Những trò chơi bắt chước này giúp trẻ có thể hiểu được người khác, phản chiếu hình ảnh trong thế giới của người lớn và cũng lặp lại các cử chỉ hàng ngày (ăn uống, chải tóc…) và phát triển ngôn ngữ của chúng. Trò chơi nhập vai này giúp trẻ trải nghiệm cuộc sống theo cách riêng của mình.
3 tuổi: trò chơi bắt chước giúp xây dựng nhân cách của trẻ
Quá trình chơi trò bắt chước trở nên phức tạp hơn ở trẻ sau 3 tuổi. Hãy nói về những trò chơi tượng trưng. Đứa trẻ bắt đầu tạo ra các tình huống tưởng tượng: đây là độ tuổi mà “người ta nói rằng”, trẻ hay giả vờ. Những trò chơi của chúng trở nên cởi mở hơn và những người khác đều có thể tham gia. Trò chơi nhập vai trở thành một cách để trẻ tự xây dựng bản thân bằng cách tự hóa thân vào nhiều vai khác nhau của người lớn: bác sĩ, người bán hàng, ông bố… Đồng thời quản lý các tình huống và xung đột có thể xảy ra. Ví dụ, con của bạn sẽ giải quyết tình huống khó chịu bằng cách nhại lại một cuộc xung đột đã xảy ra giữa bạn và trẻ. Việc này giúp trẻ kiểm soát được sự thất vọng của mình. Cũng thông qua những trò chơi này, sự khác biệt của bản thân/người khác được thể hiện rất rõ. Những trò chơi tượng trưng này cũng giúp trẻ có thể học được cách phân biệt giữa con trai và con gái và các vai trò xã hội.
Những trò chơi tượng trưng cũng góp phần vào quá trình phát triển của trẻ, vì chúng giúp trẻ có thể phát triển về:
- Tính tự chủ và khả năng sáng tạo.
- Kỹ năng vận động tinh và thô: sự khéo léo, phối hợp các cử động tay và chân
để thìa vào cốc hoặc trước miệng em bé, cởi quần áo
cho em bé, đậy nắp, di chuyển đồ vật, đi lại trong lớp học. - Kỹ năng nhận thức : phát triển ngôn ngữ, hiểu,
tập trung, bắt chước, tưởng tượng, khái niệm hóa bên trong/bên ngoài… - Kỹ năng xã hội : hiểu các vai trò xã hội, chia sẻ về vật chất,
tham gia vào một tình huống, lắng nghe, có suy nghĩ về quan điểm của người khác.
Đồng hóa các quy tắc và điều lệ điều chỉnh thế giới mà trẻ đang sống. - Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: bộc lộ cảm xúc, nâng cao giá trị bản thân.
CHƠI TỰ DO
Hãy để cho trẻ có khoảng thời gian chơi tự do khi không có hoạt động theo lịch trình có sẵn. Chính trong những thời điểm này, khi trẻ có đủ thời gian, trí tưởng tượng của trẻ sẽ được phát huy tốt nhất tạo ra các trò chơi mới. Hãy đưa cho trẻ những vật liệu đa công dụng (hộp các tông, cuộn giấy đa năng, ga trải giường…) để trẻ có thể phát huy trí tưởng tượng của mình (ví dụ: một tấm ga trải giường có thể biến thành lều, hộp các tông có thể trở thành nhà hay tàu cướp biển.) Hãy để chúng tạo ra thế giới của riêng mình từ những đồ vật này.
TRÍ TƯỞNG TƯỢNG
Hãy cho con thời gian để phát triển trò chơi của mình và khám phá nhiều vai khác nhau trong kịch bản. Đôi khi, trẻ sẽ chơi cùng một trò chơi lặp đi lặp lại trong vài ngày. Bạn cũng có thể lấp đầy một chiếc thùng bằng đồ hóa trang và đạo cụ để trẻ có thể tìm được nguồn cảm hứng để tưởng tượng về các trò chơi của mình. Nếu cần, hãy cho trẻ những ý tưởng mới để làm mới trò chơi của chúng. Bạn có thể đưa ra gợi ý của mình dưới dạng câu hỏi để trẻ phát huy tính tự chủ của mình.
VÍ DỤ
« Con thuyền của con được đóng bằng gì ? » hay « Con có muốn mời gấu bông doudou tham gia trò chơi của con không ? » và « Chúng có thể đóng những vai trò gì? ».
Tuy nhiên, hãy tránh kiểm soát trò chơi của trẻ. Theo thời gian, trẻ sẽ tạo ra những tình huống của riêng mình, đa dạng hơn, bằng tất cả tính sáng tạo và trí tưởng tượng mà trẻ có! Nếu con của bạn còn nhỏ hoặc tưởng tượng chưa tốt, hãy cung cấp cho con các yếu tố trang phục cụ thể hơn (ví dụ: tạp dề, mũ lưỡi trai, thắt lưng). Những đạo cụ này sẽ giúp trẻ tập trung vào trò chơi và ghi nhớ vai trò của mình.
Lưu ý:
- Trò chơi tượng trưng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
- Để chơi mô phỏng, trẻ em cần có những khoảng thời gian tự do, khi đó trẻ sẽ có thể sáng tạo ra nhiều tình huống chơi khác nhau.
- Nếu bạn đưa ra những ý tưởng cho trẻ nhỏ để thúc đẩy trẻ sáng tạo, thì hãy tránh việc kiểm soát trò chơi của chúng.